Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 5 trong xây dựng trường học hạnh phúc ở trường Tiểu học Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh.
- Thứ ba - 28/02/2023 19:10
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôi trường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục. Trường học hạnh phúc là nơi cả giáo viên và học sinh được an toàn, được yêu thương và được tôn trọng. Hình thành nhân cách tốt đẹp trong học sinh chính là mục tiêu lớn trong xây dựng một ngôi trường hạnh phúc. Ở bậc học Tiểu học, học sinh lớp 5 ở lứa tuổi 11-14 có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành. Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ các em cũng muốn nghe. Các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy. Các em bảo vệ lời nói của mình bằng cả lời nói và hành động. Điều đó đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề. Chính vì điều này các em cũng cần có biện pháp giáo dục đạo đức riêng, phù hợp với lứa tuổi là điều vô cùng quan trọng. Chính vì vậy trong kế hoạch năm, kế hoạch tháng nhà trường đã xây dựng và chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và chú trọng đến học sinh lớp 5. Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh mà nhà trường đã chỉ đạo trong năm học 2022 - 2023:
Biện pháp 1: Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng sự thấu hiểu.
Ngay từ đẩu năm học nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ động nắm bắt thông tin, có những điều tra cơ bản về hoàn cảnh gia đình và lực học của từng học sinh đặc biệt là những học sinh chưa ngoan từ nhiều nguồn thông tin khác nhau (giáo viên chủ nhiệm năm học trước; học sinh trong lớp - ban cán sự lớp; phụ huynh học sinh). Giáo viên cũng luôn chủ động dành thời gian lắng nghe các bạn học sinh, thông qua các tiết học, các buổi trò chuyện. Đối với học sinh THPT nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng thì giáo viên cần phải lắng nghe, hiểu và chia sẻ, cố gắng tìm ra điểm mạnh, điểm tốt của học sinh để khuyến khích các em thể hiện và phát huy những điểm tốt đó. Giáo viên nhà trường đã giáo dục học sinh theo các quy tắc: quy tắc 2Đ ( Động viên- Định hướng); quy tắc 2T(Tâm huyết- Trách nhiệm); quy tắc 2N (Ngọt dịu- Nghiêm khắc). Điều này giúp giáo viên có thể hiểu được đặc điểm về tính cách, giao tiếp, hành vi ứng xử, sở thích, hoàn cảnh gia đình....của học sinh lớp mình phụ trách.Từ đó xây dựng phương pháp, biện pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học.
Biện pháp 2: giáo dục đạo đức cho học sinh bằng cách nêu gương
Bác Hồ lúc sinh thời, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”– đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Trong công tác giáo dục, Người rất coi trọng đến “nêu gương”. Đối với học sinh tiểu học ngoài cha mẹ, thầy cô là người có tầm ảnh hưởng và có vị trí đặc biệt quan trọng, có tác động và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Với tất cả những điều đó, giáo viên trường Tiểu học Kỳ Lợi luôn tự nhủ cố gắng từng ngày để thật sự thay đổi, mong muốn cởi bỏ tất cả mọi thứ bên ngoài lớp học, hoàn toàn vui vẻ khi đến với các em. Trước học sinh, giáo viên luôn gương mẫu trong việc nói lời hay, làm việc tốt, cùng học sinh quét dọn sân trường, chăm sóc cây xanh…
Người giáo viên chẳng những là tấm gương sáng về đạo đức mà còn phải có trình độ năng lực chuyên môn giỏi. Chính chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng giáo dục. Nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề nhằm giúp giáo viên luôn luôn cập nhật kiến thức, không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết mới đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thế hệ tương lai, thay đổi phương pháp dạy học mới giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ở Trường Tiểu học Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh), ngoài việc giáo dục văn hóa cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức, lối sống được quan tâm đặc biệt. Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo Chi đoàn, Liên Đội phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động về nguồn, giáo dục truyền thống, nói chuyện chuyên đề… Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Cùng với đó, các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, trao đổi về việc hình thành, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh được tổ chức thường xuyên tại mỗi lớp học. Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
biện pháp 4: Khuyến khích, khen thưởng:
Nắm được tâm lý của học sinh rất thích được khen, thích được động viên nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, GVCN đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh lập quỹ khuyến học để khen thưởng các con có phong trào học tập, nề nếp tốt cũng như các phong trào khác, ngaoif những học sinh ngoan, xuất sắc trong mọi mặt giáo viên trường Tiểu học Kỳ Lợi đặc biệt chú ý đến HS học còn yếu nhưng có tiến bộ cũng được tuyên dương và khen thưởng.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Sự thành công của một đứa trẻ là sự kết hợp hoàn hảo giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Trong quá trình giáo dục một đứa trẻ không chỉ đơn thuần là thành tích và lên lớp, mà đó còn là cách mà người lớn tạo dựng một môi trường học tập để giúp trẻ trở thành con người tốt hơn và có nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh. Để đảm bảo điều đó thì sự phối hợp hiệu quả giữa CMHS và giáo viên phải vô cùng chặt chẽ. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành tổ chức các “buổi họp phụ huynh hạnh phúc”, giáo viên chuẩn bị kĩ càng về cơ sở vật chất, trang trí lớp học- phòng họp đẹp mắt, phòng họp không còn là phòng họp phụ huynh bình thường mà còn là nơi kết nối yêu thương; nội dung phổ biến; mỗi giáo viên chủ nhiệm của trường TH Kỳ Lợi chúng tôi lại chuẩn bị những hoạt động rất thú vị và ý nghĩa riêng cho buổi họp của lớp mình. Những việc làm đó thể hiện sự tận tâm, yêu thương mà chúng tôi dành cho học sinh, sự chân thành, cởi mở với phụ huynh và sự sáng tạo, tâm huyết với công việc. Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu rõ về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp.
Chúng tôi nhận thấy công việc giáo dục đạo đức cho các em trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định. Các em đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ về các hành vi, chuẩn mực đạo đức và được các thầy cô trong trường, thầy cô ban giám hiệu và phụ huynh học sinh đánh giá cao.
Biện pháp 1: Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng sự thấu hiểu.
Ngay từ đẩu năm học nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ động nắm bắt thông tin, có những điều tra cơ bản về hoàn cảnh gia đình và lực học của từng học sinh đặc biệt là những học sinh chưa ngoan từ nhiều nguồn thông tin khác nhau (giáo viên chủ nhiệm năm học trước; học sinh trong lớp - ban cán sự lớp; phụ huynh học sinh). Giáo viên cũng luôn chủ động dành thời gian lắng nghe các bạn học sinh, thông qua các tiết học, các buổi trò chuyện. Đối với học sinh THPT nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng thì giáo viên cần phải lắng nghe, hiểu và chia sẻ, cố gắng tìm ra điểm mạnh, điểm tốt của học sinh để khuyến khích các em thể hiện và phát huy những điểm tốt đó. Giáo viên nhà trường đã giáo dục học sinh theo các quy tắc: quy tắc 2Đ ( Động viên- Định hướng); quy tắc 2T(Tâm huyết- Trách nhiệm); quy tắc 2N (Ngọt dịu- Nghiêm khắc). Điều này giúp giáo viên có thể hiểu được đặc điểm về tính cách, giao tiếp, hành vi ứng xử, sở thích, hoàn cảnh gia đình....của học sinh lớp mình phụ trách.Từ đó xây dựng phương pháp, biện pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học.
Biện pháp 2: giáo dục đạo đức cho học sinh bằng cách nêu gương
Bác Hồ lúc sinh thời, Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”– đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau. Trong công tác giáo dục, Người rất coi trọng đến “nêu gương”. Đối với học sinh tiểu học ngoài cha mẹ, thầy cô là người có tầm ảnh hưởng và có vị trí đặc biệt quan trọng, có tác động và tầm ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Với tất cả những điều đó, giáo viên trường Tiểu học Kỳ Lợi luôn tự nhủ cố gắng từng ngày để thật sự thay đổi, mong muốn cởi bỏ tất cả mọi thứ bên ngoài lớp học, hoàn toàn vui vẻ khi đến với các em. Trước học sinh, giáo viên luôn gương mẫu trong việc nói lời hay, làm việc tốt, cùng học sinh quét dọn sân trường, chăm sóc cây xanh…
Người giáo viên chẳng những là tấm gương sáng về đạo đức mà còn phải có trình độ năng lực chuyên môn giỏi. Chính chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng giáo dục. Nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề nhằm giúp giáo viên luôn luôn cập nhật kiến thức, không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết mới đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thế hệ tương lai, thay đổi phương pháp dạy học mới giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập.
Biện pháp 3: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
Ở Trường Tiểu học Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh), ngoài việc giáo dục văn hóa cho học sinh, công tác giáo dục đạo đức, lối sống được quan tâm đặc biệt. Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo Chi đoàn, Liên Đội phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động về nguồn, giáo dục truyền thống, nói chuyện chuyên đề… Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Cùng với đó, các buổi sinh hoạt nói chuyện chuyên đề, trao đổi về việc hình thành, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh được tổ chức thường xuyên tại mỗi lớp học. Từ đó, tạo môi trường, phương pháp giáo dục học sinh đa dạng, phong phú, giúp các em có trải nghiệm thực tế, nâng cao nhận thức, hình thành hành vi, hành động đúng, lối sống đẹp.
biện pháp 4: Khuyến khích, khen thưởng:
Nắm được tâm lý của học sinh rất thích được khen, thích được động viên nên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, GVCN đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh lập quỹ khuyến học để khen thưởng các con có phong trào học tập, nề nếp tốt cũng như các phong trào khác, ngaoif những học sinh ngoan, xuất sắc trong mọi mặt giáo viên trường Tiểu học Kỳ Lợi đặc biệt chú ý đến HS học còn yếu nhưng có tiến bộ cũng được tuyên dương và khen thưởng.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Sự thành công của một đứa trẻ là sự kết hợp hoàn hảo giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Trong quá trình giáo dục một đứa trẻ không chỉ đơn thuần là thành tích và lên lớp, mà đó còn là cách mà người lớn tạo dựng một môi trường học tập để giúp trẻ trở thành con người tốt hơn và có nhiều hiểu biết về thế giới xung quanh. Để đảm bảo điều đó thì sự phối hợp hiệu quả giữa CMHS và giáo viên phải vô cùng chặt chẽ. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành tổ chức các “buổi họp phụ huynh hạnh phúc”, giáo viên chuẩn bị kĩ càng về cơ sở vật chất, trang trí lớp học- phòng họp đẹp mắt, phòng họp không còn là phòng họp phụ huynh bình thường mà còn là nơi kết nối yêu thương; nội dung phổ biến; mỗi giáo viên chủ nhiệm của trường TH Kỳ Lợi chúng tôi lại chuẩn bị những hoạt động rất thú vị và ý nghĩa riêng cho buổi họp của lớp mình. Những việc làm đó thể hiện sự tận tâm, yêu thương mà chúng tôi dành cho học sinh, sự chân thành, cởi mở với phụ huynh và sự sáng tạo, tâm huyết với công việc. Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu rõ về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp.
Chúng tôi nhận thấy công việc giáo dục đạo đức cho các em trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định. Các em đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ về các hành vi, chuẩn mực đạo đức và được các thầy cô trong trường, thầy cô ban giám hiệu và phụ huynh học sinh đánh giá cao.